Chú thích Ngu Doãn Văn

  1. Nay là Nhân Thọ, thành phố Mi Sơn, Tứ Xuyên
  2. Nhà Tống lấy chánh sách "gốc mạnh cán yếu" làm hạch tâm, chức danh của quan viên được chia ra ba loại: Quan (quan hàm), Chức (chức vụ), Sai khiển (gọi tắt là Sai). Tống sử, Chức quan chí 1: "…Người nào làm quan thì được phân biệt mà trao, thời có quan, có chức, có sai khiển. Quan thì nhờ lộc trật, sắp xếp ngôi thứ rõ ràng; Chức thì tuyển chọn dựa vào văn học; còn riêng làm Sai khiến để lo việc trong ngoài…" Tư Mã Quang (đời Tống) - Bách quan biểu tổng tự: "Chỗ nào gọi là Quan ấy, là Tước đời xưa vậy; chỗ nào gọi là Sai khiến ấy, là Quan đời xưa vậy; chỗ nào gọi là Chức ấy, là Gia (thêm) quan đời xưa vậy." Tiền Đại Hân (Thanh) - Đáp Viên Giản Trai thư: "Cái tên Sai khiển, chỉ thời Tống mới có. Thời Tống trăm quan được thụ phong, có quan, có chức, có sai khiển. Như Đông Pha làm Học sĩ Tri Định Châu; Tri châu sự, là sai khiển vậy; Đoan Minh điện học sĩ, là chức vậy; Triều phụng lang, thời là quan vậy. (Thời Thanh) sai khiển bãi mà quan chức vẫn còn, chức không dùng mà quan như cũ." Như vậy, vào đời Tống, quan hàm chỉ để được nhận bổng lộc, chức vụ chỉ để phân biệt địa vị và đẳng cấp, sai khiển mới là nhiệm vụ cụ thể, có quyền lực thật sự. Ở đây, Ngu Doãn Văn chỉ được nhận các hư hàm là Bí thư thừa, Lễ bộ lang, Trung thư xá nhân, đến Trực học sĩ viện mới là công việc thực tế.
  3. Tam nha là cơ quan trung ương quản lý Cấm binhSương binh vào đời Tống. Cuối đời Đường, thân binh của các thủ lĩnh phiên trấn gọi là Nha (牙 hay 衙) binh. Đời Ngũ Đại, Hoàng đế đều xuất thân từ phiên trấn, Nha binh dần được xem là thân binh của Hoàng đế. Nhà Hậu Lương đặt Thị vệ thân quân; Hậu Tấn gọi chung là Hoàng đế thân quân; Hậu Chu đặt riêng Điện tiền tư, cùng Thị vệ thân quân tư gọi là "lưỡng tư". Đầu đời Bắc Tống, Thị vệ thân quân tư chia làm Mã quân tư và Bộ quân tư, cùng Điện tiền tư gọi chung là Tam nha; các cấp chỉ huy là Đô chỉ huy sứ, phó Đô chỉ huy sứ, Đô ngu hầu, tổng cộng 9 viên, dân gian quen gọi các viên Đô chỉ huy sứ lần lượt là Mã soái, Bộ soái và Điện soái.
  4. Nay là Cửu Giang, Giang Tây
  5. Nay là Quý Trì, An Huy
  6. Qua thuyền là một loại thuyền chiến đời xưa. Nhan Sư Cổ chú dẫn Thần Toản rằng: "‘Ngũ Tử Tư thư' có chép về qua thuyền, để chở mộc (can) và mác (qua), nên gọi là qua thuyền vậy." Tây kinh tạp ký (tác giả là Lưu Hâm hoặc Cát Hồng), quyển 6: "Trong Côn Minh trì mấy trăm cỗ có qua thuyền, lâu thuyền. Phía trên Lâu thuyền trông thấy lầu có mái chèo, phía trên qua thuyền trông thấy mác (qua) và mâu, 4 góc đều rủ rèm cờ…"
  7. Hải thu tức cá voi chi Eubalaena. Trần Chỉ Thành (đời Nam Tống, chủ biên) – Gia Định Xích Thành chí, kỷ di, Hải thu chép: "mình dài hơn 10 trượng, da đen như trâu, vây giương mang mở. Phún nước đến lưng chừng trời, đều hóa làm sương khói."
  8. Lục phi (六飞, 六: sáu, 飞: bay) là danh từ phiếm chỉ xa giá của hoàng đế, bởi xe này có 6 ngựa, chạy nhanh như bay, nên mới có tên như vậy. VD: Sử ký - Viên Áng, Triều Thác liệt truyện chép: "Nay bệ hạ dóng lục phi, ruổi xuống núi cao."
  9. Các hoàng đế Hán, Đường đặc biệt đặt chức Ngự tiền giảng tịch để giảng luận kinh thư. Đời Tống bắt đầu gọi là Kinh diên.
  10. Đan (đỏ) và Thanh (xanh) là những màu rực rỡ nhất, khó phai mờ nhất trong hội họa, có ý mãi mãi không thay đổi. VD: Hậu Hán thư, Công Tôn Thuật truyện: "…trình bày họa phúc, lấy đan thanh sáng rõ mà hẹn."
  11. Đình vân quán thiếp có 12 quyển, do Văn Chinh Minh soạn, các con Văn Bành, Văn Gia mô phỏng làm bản khắc. Khắc in ở phủ Chương Giản. Khắc đá từ năm Gia Tĩnh thứ 16 (1537) đến năm thứ 39 (1560). Đá được cất giữ ở các thế gia, ngày nay chẳng còn bao nhiêu.
Nhà
cai trị
Nam Tống
Kim
Văn thần-Tướng lĩnh
Nam Tống
Lý Cương • Chủng Sư Đạo • Chủng Sư Trung • Trương Thúc Dạ • Tông Trạch • Nhạc Phi • Trương Tuấn • Hàn Thế Trung • Ngô Giới • Lưu Quang Thế • Diêu Bình Trọng • Tần Cối • Triệu Lập • Lưu Kỹ • Vương Quý • Dương Tồn Trung • Trương Tuấn • Lưu Tử Vũ • Vương Ngạn • Đỗ Sung • Lã Chỉ • Ngô Lân • Ngưu Cao • Trương Hiến • Nhạc Vân • Vương Đức • Vương Luân • Triệu Đỉnh • Lương Hồng Ngọc • Lưu Thế Tương • Dương Tái Hưng • Dương Nghi Trung • Dương Chính • Sử Hạo • Trần Khang Bá • Ngu Doãn Văn • Vương Hữu Trực • Vương Cương Trung • Ngụy Thắng • Lý Bảo • Lý Hiển Trung • Lý Hoành • Vương Quyền • Thiệu Hoành Uyên • Thang Tư Thoái • Tân Khí Tật • Đặng Hữu Long • Hoàng Phủ Bân • Khâu Sùng • Ngô Đĩnh • Phương Tín Nhụ • Hàn Thác Trụ • Trình Tùng • Lý Hảo Nghĩa • An Bính • Triệu Phương • Mạnh Tông Chính • Hỗ Tái Hưng • Giả Thiệp • Triệu Phạm • Triệu Quỳ • Sử Di Viễn • Hứa Quốc • Sử Tung Chi • Tất Tái Ngộ • Mạnh Củng
Kim
Niêm Một Hát • Oát Ly Bất • Ngoa Lý Đóa • Ngột Truật • Thát Lại • Hàn Thường • Đỗ Sung • Chân Châu • Ngân Thuật Khả • Thát Lại • Triệt Ly Hát • A Lý Bồ Lư Hòn • Tát Ly Hát • Lâu Bảo • Lâu Thất • Bôn Đổ • Lưu Ngạn Tông • Khổng Ngạn Chu • Cao Trung Kiến • Lương Hán Thần • Đồ Đan Hợp Hỉ • Đồ Đan Trinh • Hoàn Nhan Trịnh Gia Nô • Ngột Thạch Liệt Lương Bật • Lý Thông • Mộng Hoạt • Gia Luật Nguyên Nghi • Bộc Tán Trung Nghĩa • Ngột Thạch Liệt Chí Ninh • Bồ Sát Đồ Mục • Bột Triệt • Bộc Tán Quỹ • Hoàn Nhan Sùng Hạo • Ngột Thạch Liệt Hồ Sa Hổ • Thuật Hổ Cao Kỳ • Ngột Thạch Liệt Tử Nhân • Hoàn Nhan Khuông • Vương Thế An • Ô Khố Luân Khánh Thọ • Hoàn Nhan Trại Bất • Đồ Hải • Bộc Tán An Trinh • Lã Tử Vũ • Ngột Thạch Liệt Nha Ngô Đáp • Hoàn Nhan Nguyên Nô • Hoàn Nhan Ngoa • Hoàn Nhan Thừa Dụ • Thì Toàn • Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ • Hoàn Nhan Thừa Lân • Trương Thiên Cương
Nhân vật khác
Sự kiện liên quan
Hiệp ước